Thứ Tư, 12 tháng 6, 2013

Tết trung thu một ngày lễ mà người lớn thì uống rược ngắm trăng, nghe trống quân, trẻ em thì đi rước đèn, hát những bài hát về trung thu. Theo phong tục người Việt chúng ta, Tết Trung Thu được tổ chức vào giữa mùa thu, tức là hôm rằm tháng tám ta. Trong dịp này người ta làm cỗ cúng gia tiên và bày bánh trái ra sân cúng mặt trăng.
Mỗi đất nước đều có cách cúng mặt trăng khác nhau, du lịch cầu vồng sẽ giúp các bạn tìm hiểu về tục cúng trung thu của các nước.

Ở Việt Nam

Mâm cỗ rông trăng cổ truyền của trẻ em Việt Nam thông thường có trọng tâm là con chó được làm bằng tép bưởi, được gắn 2 hạt đậu đen làm mắt. Xung quanh có bày thêm hoa quả và những loại bánh nướng, bánh dẻo thập cẩm hoặc là loại bánh chay có hình lợn mẹ với đàn lợn con béo múp míp, hoặc hình cá chép là những hình phổ biến. Bánh nướng và bánh dẻo là hai món bánh trung thu không thể thiếu trong mâm cỗ.



Mâm cỗ rông trăng cổ truyền của trẻ em Việt Nam thông thường có trọng tâm là con chó được làm bằng tép bưởi
Ngoài ra, hạt bưởi thường được bóc vỏ và được xiên vào những dây thép, phơi khô từ 2-3 tuần trước khi đến hôm rằm, và đến đêm Trung Thu, những sợi dây bằng hạt bưởi được đem ra đốt sáng. Những loại quả, thức ăn đặc trưng của dịp này là chuối và cốm, quả thị, hồng đỏ và hồng ngâm màu xanh, vài quả na dai...và bưởi là thứ quả không thể thiếu trông đêm rằm trung thu.




Ở Hàn Quốc

Người Hàn Quốc coi trung thu là ngày lễ tạ ơn, tưởng nhớ tới ông bà tổ tiên nên mâm cỗ trung thu của người Hàn Quốc được bày biện rất công phu, trang trọng không khác gì mâm cỗ ngày Tết Âm lịch của người Việt với rất nhiều món ăn truyền thống. (đặc điểm là có rất nhiều loại bánh nếp). Tất cả các món trên bàn đều được bày theo 1 quy tắc riêng, và được người con trai trong nhà bày biện.



Mâm cỗ trùng thu của người Hàn Quốc thường do người con trai trong nhà bày biện...

Mâm cỗ trung thu được bầy theo quy tắc: mâm cỗ chia ra làm 5 hàng và được xếp phía dưới bài vị tổ tiên. Hàng thứ năm, gần phía người cúng nhất là trái cây và vài loại kẹo. Ở hàng thứ tư là là một hoặc hai đĩa kẹo, vài lát cá khô, các loại canh nấu từ giá, rong biển… Hàng thứ ba thì thường là cặp nến ở hai bên. Hàng thứ hai sẽ bày biện các loại canh thịt bò, canh rau và cá hấp… Cuối cùng, là nơi để bài vị Tổ tiên, sẽ được bày các loại bánh Songpyeon cơm, canh, rượu…



... theo một quy tắc riêng.
Món ăn truyền thống không thế thiếu vào ngày này chính là bánh Songpyeon, một loại bánh được làm bằng bột gạo có hình nửa mặt trăng với có nhiều hương vị khác nhau như đậu đỏ, đậu nành, vừng…. và hấp với lá thông tươi. Đặc biệt nhất là màu sắc sinh động của bánh đều được tạo nên từ màu của các loại rau, củ, quả tươi nên trông rất đẹp (hoàn toàn không có phẩm màu). Ngoài ra, loại quả không thể thiếu vào ngày này là quả hồng. Hồng Hàn Quốc có hình tròn dẹt, ăn rất giòn và ngọt, đặc biệt không hề chát ngay cả khi quả chưa chín.



Bánh Songpyeon và hồng là hai món ăn không thể thiếu trong tết trung thu của người Hàn Quốc

Ở Nhật Bản

Mâm cỗ trông trăng theo truyền thống của người Nhật luôn ngập tràn màu sắc với các loại bánh truyền thống, dưa hấu, hạt dẻ và đủ các loại hoa quả được bày biện đẹp mắt trên một bệ đứng hoặc bàn, đặt ở ngoài hiên nhà hoặc gần bên cửa sổ. Ngoài ra, trong những ngày này, người Nhật còn rất trân trọng món bánh dày nữa bởi đây là món ăn ưa thích của thỏ ngọc (Người Nhật cho rằng có thỏ ngọc sinh sống và giã gạo trên Mặt Trăng), vì vậy khi ngắm trăng thường tưởng tượng như đang thấy hình một chú thỏ đang ăn bánh dày.



còn người Nhật thì không thể thiếu món bánh dày hay còn gọi là dango

Ở Trung Quốc

Trung thu là một trong những ngày lễ quan trọng nhất của người Trung Quốc, sau Lễ hội mùa xuân hay là Tết Âm lịch. Tương tự người Việt, mâm cỗ thưởng trăng của người Trung Quốc không thể thiếu được hai loại bánh truyền thống là bánh nướng và bánh dẻo. Tuy nhiên, tùy theo từng vùng miền mà người ta có các loại bánh mang hương vị đặc trưng riêng. Có chủ yếu bốn loại khác nhau được phân biệt dựa trên sự khác nhau về nguyên liệu làm nhân bánh: bánh nhân sen nhuyễn, bánh nhân đậu đỏ, bánh nhân mứt hoa quả và bánh nhân ngũ cốc.



Tương tự người Việt, mâm cỗ thưởng trăng của người Trung Quốc không thể thiếu được hai loại bánh truyền thống là bánh nướng và bánh dẻo.





Từ khóa tìm trên google:
  • Cách đón tết trung thu của các nước
  •  Tết trung thu
  • Tết đoàn viên
  • Tết trung thu Việt Nam
  • Tết trung thu Hàn Quốc
  • Tết trung thu Nhật Bản
  • Tết trung thu Trung Quốc
  • Cách bày lễ trung thu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét