Thứ Ba, 18 tháng 6, 2013

Ẩm thực Ý được nhiều người biết đến bởi món mỳ ống. Mỳ ống được xem là một món ăn đặc trưng của đất nước này.



Người Ý có nhiều cách chế biến mì ống thành những món ngon, tùy theo sở thích và khẩu vị của mỗi người. Mì ống được làm với nhiều hình dạng và kích thước khác nhau. Có thể mua mì khô làm sẵn ở các cửa hàng thực phẩm hoặc tự làm mì tươi tại nhà. Sự khác nhau cơ bản nhất giữa các món mì chỉ xoay quanh phần nước sốt. Nước sốt cà chua, sốt kem hay sốt rượu vang là một số loại nước sốt điển hình trong nhiều loại nước sốt mà người Ý sáng tạo cho món mì ống.

1. Mì ống hải sản

Món mì ống hải sản luôn được dọn kèm với nước sốt rượu vang nhẹ. Các đầu bếp thường nấu món linguine con vongole (loại mì hải sản với thành phần chính là những loại sò có ở nước Ý) kèm theo nước sốt rượu vang trắng, được chế biến từ một ít nước chanh, bơ, tiêu, tỏi, rượu vang trắng và để lửa ở mức trung bình.



2. Nước sốt cà chua

Ngoài nước sốt thịt truyền thống dùng cho món spaghetti và thịt viên, những loại nước sốt cà chua nổi tiếng khác dành riêng cho món mì bao gồm: puttanesca, bolognese, ragu, fra diavolo và arrabbiata. Bolognese và ragu là những loại nước sốt có thịt. Một số thành phần phổ biến khác của sốt cà chua là tỏi, húng quế, hành, dầu ô-liu, phô mai Pác-ma và mùi tây.




3. Nước sốt kem



Nước sốt kem dùng kèm với mì ống thường là sự kết hợp giữa phô mai và sữa hoặc kem. Alfredo là loại nước sốt kem phổ biến nhất, bao gồm phô mai Pác-ma, bơ và kem. Những kiểu nước sốt kem khác được chế biến rất khác nhau, nhưng chủ yếu vẫn dùng phô mai làm thành phần chính như phô mai cacio e pepe, phô mai pecorino…



4. Pesto



Pesto bao gồm húng quế, tỏi, muối, hạt thông, phô mai Pác-ma và dầu ô-liu. Nhờ có húng quế, món pesto trở nên nổi tiếng với màu xanh trông rất tươi ngon. Đôi khi, các đầu bếp Ý cũng thay húng quế bằng rau mùi tây, nhằm tạo ra hương vị mới lạ cho món ăn này. Người ta thường dọn kèm pesto với gnocchi, một loại bánh hấp làm từ khoai tây.



5. Carbonara

Carbonara là một trong những món mì ống nổi tiếng của người Ý với các nguyên liệu khá đơn giản được chế biến chung với mì. Món ăn này gồm có: trứng, phô mai Pác-ma, pecorino và tỏi dùng để làm nước sốt, một ít xúc xích pancetta trang trí trên bề mặt (đôi khi người ta cũng thái nhỏ xúc xích và xào với dầu ăn rồi cho vào nước sốt). Các đầu bếp dùng nước sốt carbonara cho món mì spaghetti hoặc fettuccine.





Từ khóa tìm kiếm trên google:
  • Mỳ Ý
  • Mỳ ống nước Ý
  • Mỳ Ý ngon
  • Mỳ sốt cà chua
  • Món ắn đặc trưng của Ý
Đặt chân đến nước Úc bạn có thể tìm thấy mọi thứ bạn cần biết và giúp bạn có được chuyến tham quan nước Úc lý thú nhất. Tìm hiểu về lịch sử, văn hóa, ẩm thực, nghệ thuật, và những cảnh quan thiên nhiên ngoạn mục nơi đây.
Nước Úc với những anh hùng huyền thoại và những người tiên phong mở đường, đến những ngôi sao điện ảnh tầm cỡ quốc tế, bạn sẽ hiểu rõ được điều gì đã làm nên một nước Úc sôi động, đa văn hóa và hiện đại như ngày nay. Văn hóa ẩm thực nơi đây cũng khá phong phú và đa dạng.

Bánh Lamington


Lamington là tên 1 loại bánh được người Úc rất ưa chuộng. Đây là loại bánh rất phổ biến trong các cửa hàng bánh, quán cafe tại Úc. Thậm chí, kể từ năm 2006, ngày 21 tháng 7 đã được chọn làm ngày Lamington toàn quốc (National Lamington Day).

Bush Tucker




Bush Tucker Người dân Úc coi món ăn bản địa truyền thống của mình là “Bush Tucker”. Đây là một món ăn hết sức đặc biệt có nguồn gốc từ các món ăn nguyên thủy của thổ dân xưa. Bush Tucker được làm từ nguyên liệu à những cây cỏ thực vật hoang dại cùng những loại động vật săn bắt được kể cả sâu, nhộng… Thường thường những món ăn này phải do đầu bếp bản xứ chế biến và người ăn phải có một khẩu vị phóng khoán mới thưởng thức được. Không phải ai cũng sẽ cảm nhận được món ăn này nhưng không thể phủ nhận được rằng nó hết sức ấn tượng, hấp dẫn và là một món ăn tuyệt hảo.

BBQ



BBQ Những người đã từng đến đất nước Úc đều không thể quên được những món ăn như BBQ với những miếng thịt nướng thơm giòn được nướng trong khung cảnh thiên nhiên thoáng đãng, trong lành. Thưởng thức BBQ là một thú thư giãn của người Úc – cùng với bạn bè, gia đình người ta nướng thịt ngoài vườn hoặc công viên. Khắp nơi trong các công viên đều có chổ ngồi và chổ để nướng thịt, thậm chí có nơi còn gắn cả lò nướng bằng gas. Những địa điểm này thường được chăm sóc và giữ sạch sẽ, ngay cả củi để đốt cũng không thiếu, còn thịt ướp sẵn thì luôn có ở các cửa hàng và siêu thị.

Rượu vang Úc


Nhắc đến rượu vang, bên cạnh Pháp, Ý người ta không quên nhắc đến Úc. Rượu vang Úc từ lâu đã được đánh giá cao về sự thuần khiết, tinh tế và sang trọng nhờ quá trình chiết xuất, tinh chế thủ công dựa theo các bí quyết lâu đời. Việc trồng nho sản xuất rượu vang của Úc bắt đầu sớm ngay sau khi sự khai hoang của những nhà thám hiểm châu Âu đầu tiên với những trái nho được chuyên chở trong chuyến hàng đầu tiên vào năm 1788. Ngày nay, các loại rượu vang xuất khẩu là một ngành kinh doanh mang lại hàng tỉ đô la và tiếp tục phát triển vì ngày càng có nhiều người tiêu dùng trên thế giới thích thưởng thức chất lượng và sự đa dạng hương vị của rượu vang Úc.

Thịt Kanguru



Thịt Kanguru Kanguru là một loại linh dương đặc biệt chỉ có ở nước Úc. Món Kanguru nướng nguyên thủy được các thổ dân mang đi khắp các vùng hoang mạc. Kanguru giờ đây đã trở nên quen thuộc với tất cả những người sành ăn trên thế giới với thực đơn vô cùng phong phú từ món luộc, xào, bít tết, nấu canh, hầm, cà ri, thịt viên, chế biến xúc xích, làm bánh hamburger. Nhưng ngon nhất vẫn là món nướng, thịt Kanguru được ướp bằng loại gia vị đặc biệt chuyên dùng, được tinh chế từ những loại cây cỏ của Úc, xiên que nướng trên bếp than. Điểm ưu việt nhất của thịt Kanguru giàu đạm, sắt, chứa nhiều vitamin B12 và tỉ lệ chất béo thấp.

Tasmania nướng




Tasmania là một món ăn nổi tiếng mang đậm hương vị Úc thơm ngon mà bất kỳ du khách nào cũng muốn được thưởng thức lần nữa. Tiếng tăm của món ăn này lan truyền đến khắp các nước châu Á khiến bất kỳ người đầu bếp nào cũng biết đến nó. Cũng là món nướng nhưng món Tasmania được chế biến khá công phu với nhiều nguyên liệu bổ dưỡng khác.

Cá sấu Úc nướng



Cá sấu Úc nướng Các món ăn được chế biến từ cá sấu rất phổ biến với các cư dân Úc và cũng là một món ăn độc đáo lạ miệng được du khách rất ưa chuộng khi đến với đât nước này. Phần ngon nhất của loài cá này phải kể đến là phần đuôi. Đuôi cá sấu chứa nhiều hệ thống dây thần kinh nên thịt ở vùng này rắn chắc và thơm ngon. Thịt cá sấu được ướp với gia vị tổng hợp chế biến từ chanh, dầu ô liu, tỏi, muối và hạt tiêu trong vài giờ sau đó nướng trong vài phút. Thưởng thức khi còn nóng, thịt cá sấu trắng tinh cùng với mùi thơm và độ dai của nó mang lại cảm giác lạ miệng và thú vị.





Từ khóa tìm kiếm trên google:
  • Văn hóa ẩm thực Úc
  • Ẩm thực Úc
  • Món ăn Úc
  • Rượu vang Úc
  • Các món ăn nước Úc
Bánh hẹ một loại bánh khá quen thuộc với người dân Sài Gòn, được làm từ bột gạo và lá hẹ, chiếc bánh đơn giản nhưng thu hút người ăn bởi hương vị thơm ngon của nó. Bánh hẹ Sài Gòn ngày nay có thêm tôm, thịt đậm đà, lại có lớp trứng gà bao bọc bên ngoài. 



Có nguồn gốc từ người Hoa, bánh hẹ được bán nhiều ở khu vực quận 5, quận 10 (TP.HCM), nơi tập trung rất đông người Hoa sinh sống và làm việc. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp loại bánh này trên những chiếc xe gần giống như xe bột chiên khi đi qua các con đường, góc phố tại đây.



Ngoài phần nhân là lá hẹ, người ta còn biến tấu với phần nhân là củ cải, củ sắn thái sợi với thịt nạc.



Chiếc bánh hẹ đơn giản được làm từ hai nguyên liệu chính là bột gạo và lá hẹ. Ngày nay, người ta làm bánh hẹ còn cho vào thêm một ít tôm thịt để chiếc bánh thêm thơm ngon và đậm đà. Bánh hẹ được làm khá đơn giản, đầu tiên người bán pha một ít nước sôi vào bột gạo, dùng tay nhồi cho đến khi bột dẻo, dai và mịn là được.



Ngày nay, để tăng thêm phần hấp dẫn cho món ăn, người bán đã biến tấu với một lớp trứng gà bao bọc bên ngoài,đem lại cảm giác ngon miệng cho người ăn.

Lá hẹ được rửa sạch, thái miếng vừa ăn, thịt nạc thái hạt lựu, trộn đều lá hẹ với thịt nạc, xào chín và nêm gia vị vừa ăn. Bột sau khi nhồi được chia thành từng phần nhỏ, cán mỏng, cho phần nhân vào giữa, ép kín lại theo hình tròn rồi đem hấp chín. Bánh sau khi hấp chín được chiên giòn vàng với trứng gà.



Ngoài loại bánh có nhân, loại bánh hẹ không nhân cũng hấp dẫn người ăn. Lá hẹ cắt khúc, trộn chung với bột gạo, đem hấp chín và chiên giòn.



Ăn bánh hẹ không thể thiếu chén nước chấm được pha chua cay, đem lại vị đậm đà cho món ăn.



Không chỉ khách Việt mà cả khách nước ngoài cũng rất thích thú với món ăn này.





Từ khóa tìm kiếm trên google:
  • Bánh hẹ Sài Gòn
  • Bánh hẹ các nước
  • Bánh hẹ Hàn Quốc
  • Bánh hẹ
  • thưởng thức món bánh hẹ
Bạn đã từng thử làm bánh chưa? Chỉ cần một chút khéo léo thôi bạn có thể tự tay làm chiếc bánh su kem ngộ nghĩnh của Chewy Junior trong chớp mắt. 



Chewy Junior là một thương hiệu bánh nổi tiếng ở Singapore và có mặt tại nhiều nơi trên thế giới. Bánh thu hút người dùng bởi phong cách và hương vị lạ đặc trưng của vỏ bánh và nhân kem.

Bánh su kem Chewy Junior được sáng tạo dựa trên sự kết hợp giữa 2 loại bánh từ Nhật Bản và Mexico. Bánh Chewy Junior thông thường có nhân kem tươi, bên ngoài bánh được bao phủ bằng các loại mứt, hạt trang trí rất bắt mắt, hòa hợp với hương vị kem một cách thanh khiết mà lại không quá ngọt. Điểm đặc biệt của bánh Chewy Junior là nướng ở nhiệt độ thích hợp với công thức bột độc đáo, khiến bánh dẻo khi ăn nóng và dai khi ăn lạnh.




Bánh ở Chewy Junior luôn là bánh tươi , làm và bán trong ngày chứ không để qua ngày hôm sau. Những chiếc bánh nướng với vỏ bánh dẻo và hương vị nướng kết hợp với nhân kem tươi không quá ngọt và lành lạnh ở đầu lưỡi khi cắn vào , cùng với lớp mứt trái cây, phô mai ở phía trên bánh là một sự kết hợp hoàn chỉnh về cả mùi vị lẫn màu sắc làm cho người thưởng thức không thấy ngán mặc dù bánh khá là to và kem trong nhân rất nhiều .



Hàng nghìn chiếc bánh được bán ra mỗi ngày ở các cửa hàng của Chewy Junior tại quốc đảo Singapore.



Những vị khách sẵn sàng xếp hàng dài để được mua những bánh nóng nhất, vừa mới ra lò.

Hiện nay, thương hiệu bánh su kem Chewy Junior còn trở nên quen thuộc với nhiều nước trên thế giới Indonesia, Malaysia, Philippines... thậm chí cả Việt Nam. Dưới đây là cách làm món bánh su kem thơm ngon nổi tiếng Chewy Junior. Chỉ cần môt chút khéo tay là bạn có thể tạo ra chiếc bánh nhỏ xinh theo phong cách của riêng mình.



- Nguyên liệu: Nước - 250ml; Bơ - 100g; Bột - 150g; Trứng - 5 quả; Muối - 5g; Đường - 5g

- Cho tất cả sữa, nước, muối và đường vào nồi đun lửa vừa. Sau đó thêm bơ, trứng vào nồi, đánh đều cho đến khi được hỗn hợp mịn và bóng. Sau khi hoàn thành phần bột bánh bạn cho hết vào túi bắt bông kem để bóp thành hình vỏ bánh. Cho vỏ bánh vào lò nướng đến khi vỏ bánh phồng xốp có màu vàng ươm là được.

- Cũng dùng chính những nguyên liệu như trên làm nhân bánh, có thể cho thêm sô-cô-la hoặc sầu riêng vào nhân để mùi vị thêm phong phú.



- Khi vỏ bánh nguội mới cho nhân bánh vào trong, bạn phải thật cẩn thận nếu không phần nhân sẽ bị trào ra ngoài. Để trang trí cho bánh, bạn hãy kết hợp nhiều nguyên liệu như mứt dâu, kẹo dẻo, cốm, trái cây... sẽ vừa bắt mắt mà hương vị lại đặc biệt.



Nếu muốn bánh ngon hơn, bạn nên cho vào tủ lạnh. Vị mát lạnh, dịu ngọt của nhân bánh kết hợp với vỏ ngoài giòn xốp sẽ khiến bạn rất thích thú đấy.



Từ khóa tìm kiếm trên google:
  • Tự tay làm bánh su kem
  • Banh su kem
  • Bánh su kem ngộ nghĩnh
  • Tự làm bánh su kem
  • Cách làm bánh su kem
  • Bánh su kem ngon
Nếu muốn có một chuyến đi tới Bỉ chọn vẹn thì bạn nên thử qua bánh Waffe, một loại bánh truyền thống của nước này. Hãy thử một chiếc Waffle rất ngon là khi nóng vừa ra lò nhưng lại quá ngọt so với  người Châu Á, nhưng dù vậy thì chúng tôi cũng dám chắc nếu bạn là người không mê ngọt nhưng vẫn phải gật gù trước hàng trăm loại Waffle của Bỉ.



Waffle là một loại bánh làm từ bột mì và trứng được nướng trên một vỉ sắt khắc hoa văn để cho một hình dạng đặc biệt và đặc trưng. Có nhiều loại bánh Waffle và tùy vào từng loại bột, hình dạng, công thức được sử dụng mà người làm bánh nghiên cứu cho ra những sản phẩm đặc trưng.



Bánh Waffle khá ngọt nên thông thường được ăn với hoa quả để không bị ngán

Waffle được người Bỉ rất yêu thích. Trên những đường phố Bruxelles, đâu đâu cũng thấy những tiệm Waffle trưng bầy bánh mới làm còn nóng hổi đặt trong quầy kính thật hấp dẫn. Khác với những loại bánh thông thường, Thành phần của waffle gồm bột mì, bột nở, đường, trứng gà, muối, sữa và bơ được đun chảy. Điểm đáng chú ý trong quá trình chế biến waffle là ban đầu lòng trắng trứng được đánh bông cứng, để riêng rồi sau đó mới trộn cùng hỗn hợp bột mì, bột nở, muối, đường, lỏng đỏ, sữa, bơ tan chảy. Để bọt trứng không bị xẹp quá nhiều, và bánh mềm xốp thì quá trình trộn hỗn hợp cuối phải được trộn thật nhẹ tay.

Khi nướng chín, bánh waffle giòn thường được ăn kèm với các loại sốt, nhưng phù hợp nhất vẫn là các loại mứt trái cây và mật ong.



Khuôn nướng bánh waffle

Bánh waffle được chế biến khá đơn giản, nhanh chóng nên thường được người Bỉ dùng vào bữa sáng. Điều quan trọng là cần phải có khuôn nướng bánh, loại khuôn hình tổ ong có thể dễ dàng tìm thấy tại nhiều cửa hàng bán đồ gia dụng.



Khó ai có thể cưỡng lại được sự hấp dẫn thế này



Vị giòn thơm ngon của bánh Waffle không chỉ quyến rũ người dân Bỉ mà còn là món bánh phổ biến ở Châu Âu từ nửa đầu thế kỉ 19 và cho đến thế kỉ 21 thì thực sự phát triển rộng rãi trên khắp thế giới.



Người dân Bruxelles có thể xếp hàng dài để chờ đợi mua cho được chiếc bánh yêu thích.




Từ khóa tìm kiếm trên google:
  • Bánh Waffle
  • Bánh Bỉ
  • Nước Bỉ
  • Bánh Waffle nước Bỉ
  • Bánh ngọt
  • Bánh ngon
  • Bánh Waffle ngon
Tết trung thu cái tết mà trẻ em Việt Nam rất mong đợi được đón ngày này vì thường được người lớn tặng đồ chơi, thường là đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân, súng phun nước... rồi bánh nướng, bánh dẻo Vào ngày tết này, người ta tổ chức bày cỗ, trông trăng. Thời điểm trăng lên cao, trẻ em sẽ vừa múa hát vừa ngắm trăng phá cỗ.

Vào ngày rằm trung thu Otsukimi, người Nhật thường bày bánh Tsukimi-Dango theo hình tam giác trên một chiếc kệ gỗ, bên cạnh là bình cỏ susuki, và cũng có thể có thêm một số loại hoa quả nữa. 



Ở Việt Nam, thỏ ngọc chỉ có trong truyền thuyết, người Nhật lại tin rằng có thỏ ngọc sống trên mặt trăng vì thế khi ngắm trăng họ thường tưởng tượng như đang thấy hình chú thỏ đang ăn bánh bao, hoặc đang giã bánh Tsukimi Dango.



Dango là tên gọi chung của loại bánh bao được làm từ bột gạo (mochiko) loại bánh này khá giống mochi (là một loại bánh gạo của Nhật),thường được dùng chung với trà. Dango là món ăn được dùng quanh năm, nhưng cónhiều loại dango khác nhau và được dùng theo từng mùa. Vào ngày rằm trung thu, người Nhật thường ăn bánh Tsukimi-Dango.


Vào ngày rằm trung thu Otsukimi, bánh Tsukimi-Dango được bầy theo hình tam giác trên một chiếc kệ gỗ, bên cạnh là bình cỏ susuki, và cũng có thể có thêm một số loại hoa quả nữa. Sau đó họ đặt kế lên hiên nhà, hoặc gần bên cửa sổ, bất cứ chỗ nào có thể nhìn thấy trăng rõ nhất, để vừa ăn,vừa ngắm trăng. Ở một số nơi người ta cho rằng bánh dango sau khi cúng xong để bên ngoài hiên nếu trẻ con tự ý đến lấy thì là một điều may mắn.



Tết Trung thu một trong những ngày tết truyền thống của người châu Á. Đây là dịp để các thành viên trong gia đình đoàn tụ, sum vầy bên mâm cơm và nhâm nhi những chiếc bánh dẻo, bánh nướng không thể thiếu theo phong tục.



Từ khóa tìm kiếm trên google:
  • Tết trung thu
  • Tết thiếu nhi
  • Tết đoàn viên
  • Tết trung thu của Nhật
  • Bánh trung thu Nhật
  • Bánh Nhật
Tây Tạng là vùng đất sở hữu ngọn núi cao nhất hành tinh - Everest mà rất nhiều nhà thám hiểm muốn chinh phục. Nơi đây còn được xem là nóc nhà của thế giới mang nhiều vẻ huyền bí, nơi thánh địa Phật Gíao, nơi đầu nguồn của những con sông linh thiêng như sông Hằng, sông Ấn...
Ở độ cao trung bình trên 4.000 m so với mực nước biển, Tây Tạng là nơi có cuộc sống và văn hóa không giống với bất kỳ khu vực nào trên thế giới.



Cuộc sống ở Tây Tạng phần lớn dựa vào chăn nuôi gia súc

Vùng đất này có lịch sử lâu đời gắn với Phật giáo và mang trên mình những di tích, công trình được cả thế giới ngưỡng mộ: Cung điện Potala, chùa Đại Chiêu, thành phố Shiga- tse… Môi trường sống đặc trưng ở Tây Tạng: độ cao, mùa vụ ngắn, thời tiết khắc nghiệt, mùa khô kéo dài suốt 9 tháng trong năm, trừ tháng 6 đến tháng 9, lạnh giá khiến cho con người nơi đây phải sống dựa vào chăn nuôi gia súc, từ đó tạo nên một nền ẩm thực khác biệt với xung quanh.

Những món ăn chỉ có ở “Nóc Nhà thế giới”



Mùa vụ ngắn, thời tiết khắc nghiệt tại Tây Tạng….


…tạo nên một nền ẩm thực khác biệt với xung quanh.

Nếu đã một lần tới thăm vùng ngoại biên Vạn Lý Trường Thành - Tây Tạng, bạn sẽ thấy ẩm thực tại nơi đây rất khác lạ vì chỉ có vài loại cây thích hợp với độ cao lớn mới có thể tồn tại được. Hiển nhiên là lúa nước không thể có mặt tại cao nguyên này. Cây lương thực được trồng chủ yếu là đại mạch. Bánh làm từ bột đại mạch gọi là Tsampa - món ăn cơ bản trong mọi bữa ăn của người Tạng. Bột đại mạch nhào được làm thành sợi mì hoặc một loại bánh bao hấp gọi là Mono. Món ăn truyền thống của Tây Tạng dành cho người chăn nuôi và khách du hành là trà pha thêm muối và bơ, cho thêm bột Tsampa quậy cho đều và ăn ngay.

Ở một đất nước mà hầu hết các ngày trong năm người dân đều mặc đồ lạnh, thì khó có thể tìm được loại gia súc nào ngoài thịt bò hoặc thịt cừu. Món chính về thịt là bò lông dài, Yak (gần giống thịt bò) thường được ninh cay với khoai tây hoặc sấy khô để dự trữ. Thức uống trong bữa ăn cũng như ở các quán ven đường tại đây chính là sữa bò. Sữa bò không có vị ngọt như thông thường mọi người vẫn thưởng thức mà có vị chua đặc trưng. Với nhiều quốc gia, loại sữa bò Tây Tạng chua thượng hạng được coi là món sơn hào hải vị. Ngoài sữa bò, người Tây Tạng còn dùng trà hoa nhài và trà bơ sữa bò.

Sẽ là thiếu sót nếu không nhắc tới loại rượu đặc biệt được chưng cất từ những sản vật quý nhất miền Tây Tạng. Mỗi loại rượu không chỉ làm nên men say mà còn là thứ thuốc quý của thiên nhiên: rượu Đông Trùng Hạ Thảo giúp bổ thận tráng dương, rượu nấm Tùng Nhung chống lão hóa...

Nấm – món quà vô giá

Với nhiệt độ cao trong mùa hè và lạnh khủng khiếp về mùa đông, những dãy núi tuyết vĩnh cửu đã sản sinh ra nấm Tây Tạng với nhiều loại khác nhau. Nấm kê tùng được mệnh danh là nữ hoàng của các loại nấm có tác dụng làm đẹp da, chống lão hóa.



Nấm bụng dê là một loại nấm quý nhất thế giới chỉ có ở thượng nguồn sông Lê Giang, núi Tuyết Sơn vào mỗi dịp cuối xuân đầu hạ và khi tiết trời chuyển mùa thu, có tác dụng bổ thận tráng dương. Nấm tùng nhung là một trong những kiệt tác của các loại nấm, được ưa thích tại Nhật Bản và Hàn Quốc...

Tới thủ đô Lhasa của Tây Tạng, thực khách sẽ được thưởng thức món lẩu nấm với hơn 20 hương thơm khác nhau: nấm gan bò, nấm kê tùng, nấm vuốt hổ đen, nấm thông, nấm gân bò, nấm gân bò vàng, nấm bào ngư, nấm đùi gà, nấm thủy tiên, nấm kim châm, nấm mỡ gà, nấm tre tiên... Mỗi loại nấm đều là những bài thuốc quý. Muốn phát huy hết công dụng của nấm đòi hỏi phải tuân thủ nghiêm ngặt theo các quy trình chế biến. Đó cũng là bí quyết và là nghệ thuật ấm thực độc đáo của Tây Tạng.




Từ khóa tìm kiếm trên google:
  • Tây Tạng
  • Ẩm thực Tây Tạng
  • Món ăn Tây Tạng
  • Khái quát Tây Tạng
  • Tây Tạng - con người, món ăn
Bạn đã từng nghe hay nhìn thấy bia có nhiều màu chưa? Xanh, đỏ, hồng, xanh lá là các màu bia của một nhà máy bia Nhật có tên Hokkaido Abashiri, bốn loại bia với bốn màu khác nhau, và cũng tượng trưng cho bốn mùa. Thoạt nghe tưởng như chuyện đùa nhưng ở Nhật Bản, người ta đã sản xuất thành công loại bia nhiều màu sắc này. 

“Bia nhiều màu” được sản xuất từ nhiều thành phần đặc biệt:

- Bia xanh da trời tượng trưng cho mùa đông, được làm bởi nước tan chảy từ những tảng băng trôi trên bờ biển Hokkaido.



- Bia đỏ tượng trưng cho mùa hè, được lấy từ Anthocyans, sắc tố thực vật tự nhiên có trong cây và trái cây, nhất là trong cây hoa Hamanasu.



- Bia xanh lá tượng trưng cho mùa xuân, được lấy từ tảo biển, cây hoa bia và một hỗn hợp bởi nhiều loại thực vật ở bán đảo Shiretoko của Nhật Bản.




- Bia hồng tượng trưng cho mùa thu, là hương vị hỗn hợp của hoa hồng, nước sông băng và khoai tây. Loại bia này được coi là “Viên ngọc đỉnh cao của loạt bia theo mùa”.





Từ khóa tìm kiếm trên google:
  • Bia bốn màu Nhật
  • Bia Nhật
  • Bia nhiều màu
  • Bia Hà Nội
  • Bia ngon

Thứ Hai, 17 tháng 6, 2013

Những chiếc bánh bé xinh Muffin và cupcake cũng có những nguồn gốc của riêng mình, cũng chứa đựng những điều thú vị về nó. Cùng khám phá nhé!



Cupcake và muffin đều là những chiếc bánh có kích thước khá nhỏ và khiến rất nhiều người ham mê làm bánh băn khoăn về sự khác nhau giữa chúng. Cũng là hình hài của những chiếc nấm “quá khổ” , nhiều người cho rằng khác nhau cơ bản là cupcake có trang trí còn muffin thì không. Một số khác cho rằng cupcake nhỏ hơn trong khi muffin thường được nướng ở một khuôn lớn hơn. Xét về một khía cạnh nào đó, cả hai ý trên đúng nhưng chưa thật đầy đủ.

Cupcake và muffin đều là những chiếc bánh được dùng trong các bữa ăn nhẹ hoặc dùng làm món tráng miệng. Chúng có kích thước khá nhỏ và hình dạng "nấm" khá giống nhau. Một số người phân biệt cupcake với muffin bằng cách nhìn vào lớp kem trang trí, một số khác cho rằng muffin là món ăn hằng ngày, trong khi đó, cupcake lại là một biểu hiện sang trọng hơn. Hãy cùng nhau tìm hiểu về sự khác biệt của hai món bánh đáng yêu này nhé!

Cupcake là gì?


Về cơ bản, cupcake là một chiếc bánh kem thu nhỏ, do có 2 phần rõ rệt là phần bánh và phần kem được trang trí công phu. Cách làm cupcake cũng khá tương tự như làm bánh kem nhưng khi đổ bột vào nướng, người ta đổ vào từng khuôn nhỏ có lót giấy thay vì đổ vào khuôn lớn.



Món bánh này thường khá nhẹ, ngọt, mềm, được phủ kem và trang trí cầu kỳ bên trên. Có lẽ vì công đoạn này mà món cupcake thường tạo cho người thưởng thức cảm giác trịnh trọng hơn so với muffin. Chiều cao của cupcake khá khiêm tốn, do bánh thường chỉ được làm bằng bột mì trắng, chất bánh khá nhẹ và không có khả năng chịu được sức nặng của các loại kem hoặc đồ trang trí khối lượng tương đối lớn.



Ở nước ngoài, cupcake thường xuất hiện trong menu của các buổi tiệc cưới, sinh nhật, khai trương hay kỉ niệm cũng chính bởi vẻ ngoài bắt mắt và sáng tạo, là một món ăn nhẹ vừa ngon miệng lại vừa vui mắt. Cupcake thường có rất nhiều mùi vị từ nguyên bản, vani, chocolate đến những mùi vị độc đáo hơn của hoa quả, rượu và trà xanh...



Lùng về tung tích của cupcake

Trong American Cookery, quyển sách dạy nấu ăn đầu tiên của Mỹ xuất bản vào năm 1796, cupcake đã xuất hiện với một cái tên "bánh ga tô nướng trong cốc nhỏ". Trước khi những khay nướng bánh bằng thiếc trở nên phổ biến, người ta thường nướng cupcake trong những chiếc bát nhỏ làm bằng gốm hoặc bát sứ (ramekin). Đây là một phát hiện đáng được ghi nhận vì với điều kiện lò nướng thời bấy giờ, bánh ở kích thước nhỏ sẽ dễ dàng được nướng chín hơn các loại bánh có kích thước lớn.



Cái tên "cupcake" cũng đánh dấu một bước ngoặt mới trong lịch sử làm bánh của những bà nội trợ. Vào khoảng thế kỷ 19, người ta sáng tạo ra cách dùng đơn vị "cup" (237ml/230g) để đo lường lượng nguyên liệu làm bánh, và điều này được đánh giá như một cuộc cách mạng bởi nó tiết kiệm được rất nhiều thời gian từ việc phải cân đo chính xác tất cả nguyên liệu.



Công thức truyền thống của bánh cupcake từ xưa đến nay thường được gọi là công thức 1234: 1 cup bơ, 2 cup đường, 3 cup bột mỳ và 4 quả trứng. Những chiếc bánh cupcake được làm ra ngày nay cũng vẫn phần nào tuân theo công thức này. Theo thời gian, mỗi người thợ làm bánh thổi vào chiếc bánh cupcake một chút sáng tạo và tâm huyết của mình để đến ngày nay, cupcake trở thành một món bánh vô cùng đa dạng cả về hình thức trang trí lẫn về chất lượng của từng chiếc bánh.

Lịch sử chiếc muffin

Cái tên "muffin" trong tiếng Anh có nghĩa là một loại bánh mỳ có nhân trộn cùng với bột và có kích thước nhỏ. Tên này cũng có nguồn gốc từ chữ "moufflet" trong tiếng Pháp có nghĩa là bánh mỳ mềm hoặc "muffe" trong tiếng Đức, có nghĩa là một loại bánh nhỏ.

Làm muffin không mất nhiều thời gian vì không cần phải ủ bột, không dùng men nở như làm bánh mì, mà dùng bột nở hoặc thuốc muối giống như bánh kem. Cách làm của muffin cũng khá tương tự với làm cupcake, chỉ trộn các nguyên liệu với nhau và đem nướng. Một đặc điểm làm cho muffin trở nên dễ phân biệt với cupcake hơn đó là bánh này có thể có cả vị mặn lẫn vị ngọt.



Một chiếc muffin "thứ thiệt" có thể không phủ gì hoặc phủ sốt ngọt,
rắc vụn bánh mỳ hay được trộn các loại hạt và trái cây khô vào với bánh.

Bánh muffin thường có vị café và dùng cùng món trà nóng. Món ăn xuất hiện ở Mỹ vào thế kỷ 19 và khá được ưa chuộng ở Bắc Mỹ. Trong khi đó, cupcake lại ít phổ biến hơn ở khu vực này. Một người bạn yêu ẩm thực ở Bắc Mỹ khẳng định ở đây, mọi người xem muffin là món ăn hằng ngày còn cupcake mang tính trang trí cao hơn.



Muffin - chiếc bánh của đường phố nước Anh
Công thức cho bánh muffin bắt đầu xuất hiện trong các sách nấu ăn từ giữa thế kỷ 18 ở Anh và nổi tiếng từ đó. Đến thế kỷ 19, trên đường phố Anh vào lúc 6 giờ chiều, giờ uống trà quen thuộc của người dân xứ sương mù, thường xuất hiện những người bán muffin với những khay bánh trên đầu và một chiếc chuông để mời gọi những người khách.



Hình ảnh những người bán muffin còn đi vào văn học khi nhà văn Jane Austen có nhắc đến một người bán muffin trong tác phẩm Thuyết phục của bà. Ở Anh, trẻ con còn truyền miệng bài đồng dao về người bán bánh và chơi những trò chơi dựa trên bài hát này.



Cupcake và muffin là hai loại bánh tưởng chừng như giống nhau nhưng lại khác nhau cả về hương vị lẫn về lịch sử. Mỗi món một vẻ, nhưng chúng đều là những chiếc bánh làm tăng thêm phần phong phú cho nền ẩm thực thế giới.




Từ khóa tìm kiếm trên google:
  •  Bánh cupcake
  • Bánh muffin
  • Nguồn gốc bánh cupcake và muffin
  • Các loại bánh ngon
  • Bánh cupcake và muffin