Đến với Chùa Hương không chỉ là để dâng một nén hương, một lời cầu nguyện tới Đức Phật mà còn để thưởng thức thắng cảnh vùng rừng núi Hương Sơn. Hành trình khi đi Chùa Hương, du khách sẽ đi thuyền trên suối Yến, thăm đền Trình, chùa Thiên Trù, đặc biệt nhất là thăm “ Nam thiên đệ nhất động” Hương Tích
Suối Yến
Bến Yến nằm sau bến Đục, là điểm xuất phát để chở du khách xuôi dòng suối Yến. Hoạt động từ sáng sớm, hàng ngàn con đò xếp hàng dài ở bến Yến chờ chở khách, với lượng khách khá đông bởi vậy cũng khá vất vả cho những nhà đò mới sáng sớm đã phải phục vụ khách. Từ người lớn cho tới trẻ em đều háo hức với việc đi thuyền trên suối Yến, đặc biệt là đối với các du khách nước ngoài. Ở suối Yến có rất nhiều loại thuyền chở khách ngược xuôi từ thuyền lớn chở vài chục người đến thuyền nhỏ chỉ chở vài người. Trên dòng nước xanh trong veo du khách có thể soi mình hay buông những cánh tay trần xuống nước mặc cho chúng tự do âu yếm. Đi trên dòng suối Yến du khách còn được ngắm nhìn những đám rong mềm mại lay động dưới mặt nước trong xanh. Đoạn đườn tuy ngắn ngủi song nó lại là nơi yên tĩnh nhất trong thắng cảnh Hương Sơn. Những còn thuyền ngày ngày vẫn cần mẫm đưa du khách đến vãn cảnh Hương Sơn không ồn ào, vội vã. Chúng đủng đỉnh lướt nhẹ trên mặt nước, để du khách có thời gian tĩnh tâm, để nhìn ngắm thiên nhiên và tận hưởng không khí thần tiên.
Đền trình
Từ bến Đục vào tới bên trong chùa Hương du khách sẽ thăm qua đền Trình. Đền Trình hay còn có tên chữ là Ngũ Nhạc Linh Từ, là ngôi đền nhỏ nằm ngay bên bìa phải của dòng Suối Yến cách bến đò khoảng 500m thuộc tuyến du lịch chính đi vào chùa Thiên Trù và động Hương Tích. Đền Trình được xây dựng dưới chân núi Ngũ Nhạc. Ngũ Nhạc là một dãy núi gồm 5 ngọn núi liền kề nhau tạo thành một vệt hình dáng giống một con Thanh Long (Rồng xanh) nằm phục gác cổng trời Nam. Theo thuyết phong thuỷ núi Ngũ Nhạc là dãy núi với hình thế rõ ràng, dáng núi uy nghiêm, minh đường tụ thuỷ, sinh khí trường tồn. Năm ngọn núi kế tiếp nhau, có cây to bóng mát, có chim thú tụ về là khu rừng cấm của cư dân làng Yến Vĩ. Qua nhiều đời truyền lại, xa xưa đây chỉ là một ngôi đền nhỏ, thờ vị thần tướng đã có công đánh giặc Ân phù vua Hùng Huy Vương.
Chùa Thiên Trù
Chùa Thiên Trù hay chùa Ngoài nằm gần bến Trò trên dòng suối Yến, được ngài Trần Đạo Viên Quang chân nhân dựng vào năm 1686 và được trùng tu, phát triển thành ngôi đại già lam ở các thế kỷ kế tiếp. Bom đạn chiến tranh đã phá hỏng ngôi chùa vào các năm 1947, 1948 và 1950. Di tích xưa nay chỉ còn lại tháp Thiên Thủy, tháp Viên Công - một công trình nghệ thuật đất nung thế kỷ XVII và bia đá.
Từ chùa Thiên Trù, chúng ta có thể đến tham quan nhiều chùa - động khác ở Hương Sơn, như động Hinh Bồng, động Đại Binh, chùa Tiên, chùa Giải Oan, đền Cửa Võng, động Hương Tích… Gần 150 bậc đá dẫn vào lòng động Hương Tích, gọi là chùa Trong.
Động Hương Tích
Động Hương Tích như một cái hàm rồng rộng lớn, thênh thang, hun hút. Bên dưới, bên trên, bên phải, bên trái, cân đối nhau chằn chặn. Hòn thạch nhũ có tên là Đụn Gạo, nằm ở chính giữa, gần lối cửa vào, giống như lưỡi trong miệng rồng. Sâu vào trong cổ họng rồng.... Trong lòng động, nhũ đá trên trần và cả nhũ đá mọc lên từ sàn động đều rất giống với sự vật hiện thực, tưởng như người xưa đã đem những thứ ấy vào đây để thưởng ngoạn, và cất giữ cho muôn đời cho con cháu. Đó là lợn mẹ, lợn con, đụn rơm, đụn gạo, quả bòng trái bưởi, cây bạc, cây vàng, khánh đá, cà sa nhũ Phật...Lại còn có cả dòng sữa mẹ ngày đêm tí tách rơi nhỏ giọt, tặng người vãn cảnh, làm cho lòng hang ẩm mát như được mưa ngoài trời.
Động Hương Tích là đích đến cuối cùng, sau thời gian khá dài leo núi, người hành hương đặt chân vào động như lạc vào cõi bồng lai tiên cảnh.Động Hương tích đã trở thành nơi thờ phật lớn nhất của di tích Chùa Hương. Nói đến Trẩy hội chùa Hương tức là nói đến chùa trong động này. Chùa có nhiều tượng quí, Đặc biệt là tượng Phật Bà Quan Âm bằng đá xanh. Chùa là một hang đá khổng lồ với nhiều đụn nhũ lô nhô được đặt nhiều tên : Đụn Gạo, Cây Vàng, Cây Bạc, Máng Lợn, Nong Kén, Đầu Cậu, Đầu Cô… Trong động có thờ tượng Bà Chúa Ba, một hóa thân của Bồ tát Quan Âm và bút tích của Tĩnh vương Trịnh Sâm : “Nam Thiên đệ nhất động” (động Phật thứ nhất trời Nam).
Từ khóa tìm kiếm trên google:
- Lễ hội Chùa Hương
- Du lịch Chùa Hương
- Suối Yến Chùa Hương
- Đền Trình Chùa Hương
- Bến Đục Chùa Hương
- Động Hương Tích
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét