Thứ Tư, 31 tháng 7, 2013

Du lịch Hầm Đờ Cát Điện Biên





Hầm chỉ huy tướng Đờ Cát - Điện Biên vẫn còn giữ nguyên cấu trúc và cách bố trí. Thuộc cánh đồng Mường Thanh, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, được xây dựng hết sức kiên cố với vòm sắt, ván gỗ, bao cát, hàng rào dây thép gai dày đặc.


Đứng trên một ngọn đồi cao du khách thể nhìn thấy nóc hầm Đờ Cát. Xung quanh hầm là hàng rào phòng thủ với hệ thống dây kẽm gai dày đặc và bốn chiếc xe tăng. Hầm Đờ Cát dài 20m, rộng 8m, bao gồm bốn gian dùng cho cả nơi ở và làm việc.



Ngày nay du khách có thể nhìn thấy mái vòm sắt và các bao cát trên nóc hầm. Trước đây có một đường hào có mái che nối liền hầm tướng Đờ Cát với lô cốt trên đồi A1. Quân Pháp đã dùng các bao cát và ván gỗ để dựng nên đường hào này.



Cờ đỏ sao vàng tung bay chiến thắng trên nắp hầm giặc Pháp ở Điện Biên Phủ, ngày 7/5/1954
Tại căn hầm này, tướng Đờ Cát đã tiếp đón nhiều quan chức cấp cao như: thủ tướng Pháp Joseph Laniel, tổng thống Mỹ Dwight Eisenhower, thủ tướng Anh Winston Churchill cũng như các nhà báo nổi tiếng. Vào lúc 17h30 ngày 7/5/1954, Tạ Quốc Luật, chỉ huy trưởng đại đội 360, trung đoàn 209, sư đoàn 312 đã bắt sống tướng Đờ Cát tại bàn làm việc.



Ngày 7/5 năm 1954 bộ đội qua cầu này đánh chiếm hầm chỉ huy tướng Đờ Cát

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, quân dân Việt Nam đã chiến đấu ngoan cường 55 ngày đêm mới có thể hạ được hầm này. Vào lúc 17h30 ngày 7/5/1954, Tạ Quốc Luật, chỉ huy trưởng đại đội 360, trung đoàn 209, sư đoàn 312 đã bắt sống tướng Đờ Cát tại bàn làm việc. Và cờ quyết chiến, quyết thắng đã được cắm trên nóc hầm Đờ Cát, đánh dấu sự thất bại của thực dân Pháp ở Điện Biên và Việt Nam.




Từ khóa tìm kiếm trên google:
  • hầm đờ cát
  • Hầm Đờ Cát Điện Biên
  • du lịch hầm đờ cát
  • tham quan hầm đờ cát

Du lịch suối khoáng nóng Uva




Nếu có dịp tới Điện Biên, mời du khách đến tham quan khu du lịch suối khoáng nóng UVa; tại đây, du khách sẽ được hoà mình với thiên nhiên hùng vĩ và đắm mình trong dòng nước khoáng nóng do thiên nhiên ban tặng cho UVa…



Khu du lịch suối khoáng UVA.

Khu du lịch UVa thuộc xã Noọng Luống, huyện Điện Biên, cách trung tâm thành phố Điện Biên Phủ khoảng 15km về phía tây nam. UVa có địa thế núi non trùng điệp, tổng diện tích trên 73.000m², có dòng suối khoáng nóng tự nhiên với nhiệt độ trung bình từ 76 – 84ºC.

Suối khoáng nóng có tên là UVa được bắt nguồn từ phiên âm chữ “Ú Vá” của người dân địa phương xã Noọng Luống; trong đó, Ú được dịch là “bà” còn Vá có nghĩa là “cái nôi”; theo truyền thuyết ở đây, suối khoáng nóng này chính là một bà tiên nằm trên một cái nôi đẹp.

Câu cá tại khu du lịch suối khoáng nóng UVA

Phong cảnh UVa trên là đồi núi, dưới là sông, suối, hồ. Trước năm 2002, toàn bộ khu vực xã Noọng Luống – nơi có dòng suối khoáng nóng UVa chảy qua, là một bãi cỏ; sau khi khảo sát địa thế, tỉnh Điện Biên đã tận dụng nguồn suối nước khoáng thiên nhiên, đưa bãi cỏ lên khu vực trên đồi cao. Trên đồi UVa có một huyền thoại về bảy cô tiên; cứ chiều đến, bảy cô tiên giáng trần xuống hồ tắm và sau đó quay trở lại đồi, rồi cùng vui chơi và dạy cho những người dân tộc Thái biết trồng dâu, nuôi tằm, cấy lúa, dệt vải…

Khi đến thăm đồi UVa, khách tham quan còn được nghe kể về một huyền thoại liên quan đến sợi dây Hoa Cát, thể hiện ý tưởng của người dân địa phương sau khi chết mong muốn được lên thiên đàng. Sợi dây Hoa Cát cũng là biểu hiện của việc gắn kết giữa đất với trời.

Đến với UVa, chúng ta còn có thể tham quan nhà sàn Tây Bắc. Leo lên đồi UVa, du khách sẽ thấy khung cảnh tái hiện lại huyền thoại 7 cô tiên múa hát trên vườn hoa xung quanh thác nước trắng xóa. Dưới khu du lịch, du khách có thể bơi lội trong dòng suối khoáng nóng UVa. Vào mỗi buổi tối, du khách có thể thưởng thức các món ăn truyền thống, xem những điệu múa xòe, điệu hát do đồng bào dân tộc Thái, H’Mông biểu diễn.
Hồ UVA


Suối khoáng nóng UVa đã tạo ra một khu vui chơi, giải trí cho nhân dân, đồng bào các dân tộc địa phương vào những ngày lễ tết, ngày nghỉ; mặt khác, đây còn là điểm du lịch đón khách trong và ngoài nước cũng như các nước láng giềng tiếp giáp với tỉnh Điện Biên. Tắm suối khoáng nóng UVa có thể chữa được các bệnh ngoài da, tiêu hóa và làm cho khí huyết lưu thông. Trung bình mỗi ngày có tới trên 200 du khách tới tham quan, nghỉ ngơi tại suối khoáng nóng UVa.



Từ khóa tìm kiếm trên google:
  • suối khoáng nóng uva
  • Tắm suối khoáng Uva
  • Du lịch Điện Biên
  • suối khoáng nóng Uva Điện Biên


Du lịch ngọn đồi A1 Điện Biên


Tới Điện Biên vào những ngày đầy tháng 5, nơi diễn ra những cuộc đấu tranh khốc liệt, một không khí của sự chiến thắng, hào hùng bao trùm lên toàn thành phố của vùng núi rừng Tây Bắc xa xôi này. Không thể bỏ qua những địa danh như Mường Thanh, khu trung tâm đề kháng Him Lam, Hồng Cúm, căn cứ địa Mường Phăng… Và đặc biệt là đồi A1 nơi đã diễn ra trận chiến lịch sử kéo dài 39 ngày đêm.
Vị trí ngọn đồi A1
Di tích A1 (cứ điểm Elian 2) nằm cạnh quốc lộ 279 (đường 7/5) thuộc phường Mường Thanh - thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Cứ điểm này cao 32 m so với mặt đường có diện tích 83.000 m2, cách Sở chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ của thực dân Pháp khoảng 500 m về phía Tây theo đường chim bay.
A1 thuộc dãy đồi phía Đông cùng với C1, C2, D và E tạo thành bức tường thành vững chắc che chở cho phân khu trung tâm, là điểm cao cuối cùng trực tiếp che chở cho Sở chỉ huy quân Pháp và được ví như “chìa khóa” của cả tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
Ngày nay đến với cứ điểm A1, qua những chứng tích lịch sử còn lại của chiến tranh như: đường hầm, chiếc xe tăng, hố bộc phá… chúng ta cũng phần nào thấu hiểu được sự vất vả, gian khổ cũng như tinh thần anh dũng, quả cảm của các chiến sỹ để có được sự độc lập, tự do ngày hôm nay.



Ngay từ dưới chân đồi là hình ảnh những khẩu pháo, xe tăng được giữ gìn, bảo quản từ những năm tháng chiến tranh ác liệt



Phía trước cửa hầm...



.. lối vào chính của hầm



Chiếc xe tăng Bazeille được đặt ngay trên đồi như một minh chứng của lịch sử




Xung quanh đồi là những đường hầm chằng chịt kéo dài từ chân đồi cho tới đỉnh đồi

Bên cạnh những đường hầm dày đặc là hệ thống hàng dào dây thép gai chạy xung quang đồi tạo thêm sự kiến cố của căn cứ địa này.




Từ khóa tìm kiếm trên google:
  • đồi a1
  • Ngọn đồi A1
  • Điện Biên Phủ
  • đồi A1 Điện Biên
  • du lịch điện biên
  • du lịch đồi A1

Du lịch Đền Thượng Lào Cai



Hàng năm, khi hoa đào nở rực rỡ ánh hồng trên những triền đồi của miền rẻo cao Lào Cai khi tiết trời đâm trồi, nảy lộc khoác một màu áo xanh óng ánh trên những ngọn cây, bụi cỏ là báo hiệu một mùa xuân mới và cũng là bắt đầu mùa của lễ hội. Du khách đến đây sẽ được hòa cùng vào những cảnh đẹp những dòng người tấp nập để tìm hiểu về nền văn hóa của vùng đất Lào Cai.


Đặc biệt là lễ hội Đền Thượng gắn với di tích lịch sử văn hoá quốc gia, nơi thờ Quốc Công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương tại cửa khẩu quốc tế Lào Cai, một trong những địa chỉ “đỏ” trong chương trình hợp tác của tuyến du lịch về cội nguồn giữa ba tỉnh Lào Cai - Yên Bái - Phú Thọ.

Di tích lịch sử văn hoá Đền Thượng gắn liền với cảnh quan thiên nhiên nơi địa đầu Tổ quốc, nơi con đường huyết mạch trong tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Không chỉ có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế - quốc phòng mà còn có một ý nghĩa là cột mốc đặc biệt về văn hoá, lịch sử dân tộc, khẳng định lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của người Việt Nam ở biên giới.



Tới đây, khách thập phương không chỉ được chiêm ngưỡng dáng vẻ uy nghi, cổ kính của đền nơi thờ Đức Thánh Trần, ôn lại truyền thống cha ông mà còn được hoà mình vào với không khí của ngày hội tưng bừng với nhiều loại hình sinh hoạt văn hoá phong phú đậm đà bản sắc dân tộc, một điểm du lịch không thể thiếu trong tuyến du lịch của mình.

Lễ hội Đền Thượng của Thành phố Lào Cai được tổ chức thường niên vào ngày rằm tháng riêng hàng năm, với những hoạt động phong phú và đặc sắc mang tính truyền thống của người Việt. Cứ ba năm một lần, Lào Cai tổ chức đăng cai, chủ trì thì Lễ hội xuân Đền Thượng được lấy làm địa chỉ tổ chức và khởi nguồn của một năm trong tuyến du lịch cội nguồn giữa ba tỉnh Lào Cai - Yên Bái - Phú Thọ. Lễ hội Đền Thượng được kết cấu làm hai phần: phần “lễ” và phần “hội”. Phần lễ bao gồm có khai hội với tiếng trống hội rộn rã uy nghiêm của nghi thức hướng về cội nguồn. Sau phần khai hội là lễ rước kiệu Đức Thánh Trần, được tổ chức một cách trang trọng từ sân hội chính trước cửa đền lên sân chính của đền. Tại đây, ông chủ tế và các đại biểu cùng nghe đọc văn tế nhớ về công lao của Ngài đối với đất nước, cùng tiến lễ dâng hương chiêm bái về Ngài. Sau phần dâng hương, các đại biểu trồng cây lưu niệm tại vườn Thuỷ Vỹ với ý nghĩa của tết trồng cây đầu năm, để di tích lịch sử văn hoá Đền Thượng ngàn năm trường tồn, tươi tốt.



Lễ hội Đền Thượng được tổ chức hàng năm, là nét đẹp của văn hoá truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc của người dân Lào Cai. Lễ hội đă và đang được ǵn giữ và phát huy để đáp ứng nhu cầu văn hoá tinh thần của nhân dân và du khách thập phương. Hội xuân Đền Thượng không chỉ dừng lại trong khuôn khổ, là điểm sáng, là địa chỉ “đỏ: về văn hoá mà đă trở thành “thương hiệu” nổi tiếng của du lịch Lào Cai là điểm đến hấp dẫn của du khách trong hành tŕnh du lịch hướng về với cội nguồn dân tộc.


Từ khóa tìm kiếm trên google:
  • Đền Thượng Lào Cai
  • Lễ hội đền thượng Lào Cai
  • Du lịch đền thượng
  • Đền thượng 





Du lịch vườn quốc gia Hoàng Liên




Vườn Quốc gia Hoàng Liên - Sa Pa  được đánh giá là một trung tâm đa dạng sinh học vào bậc nhất Việt Nam và vùng Đông Dương. Do nơi đây có nhiều nguồn gen qúy hiếm của hệ sinh vật tiểu vùng á nhiệt đới mà từ giữa năm 2006, Ban Thư ký Hiệp hội các nước Đông Nam Á đã chính thức xếp hạng Vườn Quốc gia Hoàng Liên - Sa Pa là Vườn Di sản ASEAN.



Hoa đỗ quyên ở độ cao 2.800m trên rừng Hoàng Liên



Cây lá vàng ở độ cao 2.500m

Với tổng diện tích vùng lõi 29.845ha, Vườn Quốc gia Hoàng Liên - Sa Pa qui tụ một hệ thực vật khá phong phú với 200 họ trong 6 ngành thực vật bậc cao gồm 771 chi và 2.024 loài trong đó có 113 loài qúy hiếm có tên trong danh mục đỏ của thế giới (IUCN-2000) và trong sách đỏ Việt Nam, nhiều loại cây gỗ điển hình như Tống quán sủ, Bồ đề, Đỗ quyên, Pơ-mu, Mận rừng…, một số cây dược liệu qúy hiếm như Hoàng Liên chân gà, Hoàng Liên ô rô, nấm Linh chi Sa Pa, Tam thất rừng Hoàng Liên, Giảo cổ am Phan-Si-Păng… Hệ động vật cũng thật phong phú với 477 loài trong đó có 74 loài thú, 253 loài chim, 120 loài bò sát, lưỡng cư với nhiều loài đặc hữu lần đầu tiên được ghi nhận tại Việt Nam.



Thảo quả được trồng ở độ cao 1.000m ở Vườn Quốc gia Hoàng Liên



Cây Đỗ Quyên hoa đỏ mọc ở độ cao gần 3000 mét trên đường lên đỉnh Phan Si Păng

Trong nỗ lực góp phần bảo vệ vườn di sản độc đáo này, gần đây chính phủ Pháp đã tài trợ cho Vườn Quốc gia Hoàng Liên - Sa Pa nhằm tăng cường công tác quản lý, phục vụ nghiên cứu khoa học và phát triển du lịch sinh thái. Với những ưu thế tự nhiên và thuận lợi cơ bản, Vườn Quốc gia Hoàng Liên - Sa Pa không chỉ là điểm đến hấp dẫn của nhiều nhà khoa học mà còn là điểm đến không thể thiếu đối với nhiều du khách thích khám phá bởi nơi đây còn được mệnh danh là vương quốc Phong Lan, vương quốc hoa Đỗ Quyên (với 30 loài được phát hiện), vương quốc cây thuốc… của khu vực miền núi Tây Bắc Việt Nam.




Từ khóa tìm kiếm trên google:
  • vườn quốc gia hoàng liên
  • vườn quốc gia hoàng liên sapa
  • du lịch tây bắc
  • du lịch vườn quốc gia hoàng liên

Tả phìn, má tra, shín trải





Bản Tả Phìn

Bản Tả Phìn các thị trấn Sa Pa 12km với dân tộc Dao và H'mông cư trú, tại đây có dãy núi đá nhỏ là một nhánh của dãy Hoàng Liên Sơn, trong dẫy núi này có một dãy núi nhỏ, dưới chân núi nứt ra một của hang chiều cao 5m và rộng 3m, mở lại một lối đi sâu xuống lòng đất được gọi là hang Tả Phìn.



Tả Phìn là một hang động có lối đi gập ghềnh, ngoằn nghèo, hang động này gồm rất nhiều ngả chúc xuống lòng đất mà chỉ vừa một người chui lọt. Vào hang động này có nhiều đoạn treo leo phải bám vào những tai đá, đu người lên mà đi lên xuống, Men theo những vách nhỏ này càng tỏa ra nhiều lối, có những ngách đi rất vòng vèo, nhưng cuối cùng vẫn trở về vị trí ban đầu.


chỗ phình to, chỗ giống người thiếu phụ đang bồng con, chỗ giống các nàng tiên khoa thân đang tắm, chỗ giống mâm xôi khổng lồ với những mảng nham thạch xù xì phớt trắng, hệt những mảng san hô bám viền xung quanh, có chỗ giống như những dãy cột nhà trắng mịn buông từ trên nóc xuống, đan thành dãy “đăng ten” uốn lượn, nhấp nhô, long lanh màu ngọc bích. Những giọt nước từ đỉnh núi thấm dần rồi đọng lại nơi chóp của nhũ đá, thánh thót nhỏ giọt như điểm từng nhịp trong không gian mờ ảo.


Vào sâu bên trong hang, ta sẽ thấy một tảng đá lớn nằm hơi nghiêng, trên nền đá và in hình những vết chân gà, ngay chóp đá bên phải còn hằn lên những vệt lõm hệt như móng chân ngựa. Vách đá đối diện có những dòng chữ Pháp được khắc bằng vật cứng, cho đến nay dù bị bụi thời gian phủ lên ta vẫn có thể đọc được.

Hang động Tả Phìn có rất nhiều bí ẩn với chúng ta. Đây là một nơi có nhiều giá trị nghiên cứu, khảo cổ và tham quan du lịch... cần được giữ gìn và bảo vệ.
Thôn Má Tra

Du khách đã quá quen thuộc với những địa danh nổi tiếng ở Sa Pa như Núi Hàm Rồng, bản Cát Cát, Cầu Mây, bản Thác,..Nhưng gần đây tuyến du lịch Sa Pa có thêm địa điểm du lịch mới, đó là điểm du lịch thôn Má Tra, thuộc xã Sa Pa, khu vực hạ huyện Sa Pa, cách thị trấn Sa Pa về phía Đông Nam khoảng 5km đang là địa điểm thu hút khách du lịch tới SaPa.



Trước đó, tuyến du lịch khu vực này đã có các điểm: Sa Pa – Sa Pả – Hầu Thào – Sử Pán – Tả Van – Sử Pán, nay có thêm điểm Má Tra sẽ kết nối tuyến dài thêm và tăng thời gian tua tuyến này khoảng 1 tiếng đi bộ. Như vậy, so với tuyến Sa Pa – Cát Cát; Sa Pa – Ô Quý Hà – Thác Bạc và Bản Khoảng; Sa Pa đi Tả Phìn thì tuyến hạ huyện này có nhiều điểm du lịch nhất Và giờ đây tuyến này cũng là tuyến du lịch thu hút rất nhiều du khách, tham gia tuyến tham quan này du khách có dịp được tìm hiểu cuộc sống của người dân nơi đây, chiêm ngưỡng các cảnh quan thiên nhiên,…


Thôn Má Tra có gần 50 nóc nhà, 100% là đồng bào Mông sinh sống. Má Tra giờ đây đang phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trên cơ sở tiếp thu những nét văn hóa đặc sắc, loại bỏ những tập tục lạc hậu. Thôn đã xây dựng được đội văn hóa văn nghệ trên cơ sở tập hợp các nghệ nhân dân gian. Đội văn nghệ gồm những thanh niên xung kích trong thôn, những người am hiểu lịch sử và phong tục tập quán dân tộc, danh lam thắng cảnh địa phương.



Thôn Má Tra giờ đây đã khôi phục nghề truyền thống như se lanh, dệt cửi, rèn công cụ sản xuất và chạm khắc bạc. Trong phong trào xây dựng nông thôn mới, Má Tra là một trong những thôn có đường bê-tông nối liền với xã, với nhà văn hóa thôn. Tạo điều kiện cho du lịch phát triển tại đây.
Má Tra tuy là một địa điểm du lịch mới nhưng với vẻ nguyên sơ nên Má Tra luôn là tuyến hấp dẫn nhiều du khách tham quan. Hấp dẫn không chỉ bởi cảnh quan đẹp mà Má Tra còn mê hoặc bởi với những con người cuộc sống bình thường. Má Tra chắc chắn sẽ là điểm khám phá đầy thú vị trong chuyến du lịch Sa Pa của bạn.



Từ khóa tìm kiếm trên google:
  • hang động tả phìn
  • du lịch sapa
  • bản má tra
  • má tra sapa
  • du lịch tây bắc

Du lịch bản Cát Cát SaPa




Bản Cát Cát luôn là cái tên nằm trong danh sách những điểm đến tham quan khi du khách đi du lịch ở vùng cao. Một bản có từ lâu đời, là một điểm du lịch văn hóa lý tưởng cho du khách khi muốn tim hiểu về vùng đất Tây Bắc.



Đường đi

Từ trung tâm thị trấn Sa Pa đi khoảng ba cây số, từ phố nhỏ Phan Xi Păng qua con dốc sâu hút, ngoằn ngoèo là đến bản Cát Cát, thuộc xã San Sả Hồ, huyện Sa Pa, Lào Cai. Bản nằm dưới chân dãy núi Hoàng Liên Sơn, trong thung lũng với ba bề là núi, nơi người dân tộc Mông sinh sống.

Ở bản Cát Cát có một thác nước rất đẹp mà theo tiếng Pháp là CatScat. Từ đầu thế kỷ XX, người Pháp đã phát hiện và chọn nơi đây làm khu nghỉ dưỡng cho các quan chức. Cũng từ đó, bản của người dân tộc Mông nằm bên dòng thác có tên là bản Cát Cát cho đến ngày nay.

Ðường xuống Cát Cát là độc đạo, hết đoạn đường dốc được trải thảm bê-tông thì đến những bậc thang lát đá. Gần 80 hộ dân của bản hầu hết nằm dọc theo con đường này, một số nằm rải rác trên các sườn núi. Ði khoảng mấy trăm mét bậc thang, qua cây cầu Si là trung tâm Cát Cát, nơi hội tụ của ba dòng suối ngày đêm rì rầm chảy, là suối Tiên Sa, suối Vàng và suối Bạc.



Kiến trúc nhà của người Mông ở làng Cát Cát còn mang nhiều nét cổ như: nhà ba gian lợp ván gỗ pơ mu, các cột nhà đều được kê trên phiến đá tròn hoặc vuông, vách được lợp bằng gỗ xẻ, có 3 cửa ra vào, cửa chính ở gian giữa, 2 cửa phụ ở hai đầu nhà. Cửa chính luôn được đóng kín, chỉ mở khi có việc lớn như đám cưới, tang ma, cúng ma vào dịp lễ Tết. Trong nhà có không gian thờ, sàn gác lương thực dự trữ, nơi ngủ, bếp và nơi tiếp khách.

Trang phục 

Dù cuộc sống đã có nhiều thay đổi, nhưng trang phục truyền thống của người Mông vẫn được dân bản gìn giữ. Với phụ nữ, khăn là tấm vải chàm hình chữ nhật quấn quanh đầu, áo mặc bên trong là màu chàm, xẻ ngực, áo khoác ngoài có thân dài, cổ áo thêu hoa văn theo mô-típ họa tiết cổ. Thắt lưng được làm bằng vải có tua ở hai đầu, giữa thêu các họa tiết. Quần lửng qua đầu gối, bắp chân quấn xà cạp màu chàm.

Ðàn ông người Mông phần lớn vẫn đội chiếc mũ làm bằng vải lanh, gồm tám miếng vải khâu ghép, mặc áo trong xẻ nách ngắn, áo khoác ngoài dài. Cổ áo thêu hoa văn móc câu kiểu hoa văn đơn; quần chàm màu đen, ống rộng. Tuy nhiên, do sự phát triển của đời sống, rồi tiếp xúc, trao đổi, học hỏi... một số phụ nữ người Mông đã có kiểu kết hợp trang phục nửa truyền thống, nửa hiện đại với áo phông, quần ống rộng, hoặc váy xòe, đầu đội khăn Mông...



Qua những khung dệt, người Mông tạo nên những tấm thổ cẩm nhiều màu sắc và hoa văn mô phỏng cây, lá, hoa, muông thú... Gắn liền với công đoạn dệt vải bông, vải lanh là khâu nhuộm và in thêu hoa văn, phổ biến là kỹ thuật nhuộm chàm, nhuộm nước tro thảo mộc và cây lá rừng. Vải nhuộm xong được đánh bóng bằng cách lăn vải với khúc gỗ tròn trên phiến đá phẳng có bôi sáp ong.



Ngoài nghề dệt, bản Cát Cát còn có nghề chạm bạc truyền thống rất độc đáo. Được làm hoàn toàn bằng thủ công nhưng nghề chế tác đồ trang sức bằng bạc, đồng của làng đã tạo ra những sản phẩm khá tinh xảo. Chủ yếu là đồ trang sức của phụ nữ như vòng tay, vòng cổ, nhẫn, dây xà tích… Đây là một nghề đã tồn tại từ nhiều đời, nay mang lại thu nhập đáng kể cho nhiều người dân nơi đây.

Nét văn hóa truyền thống vùng Tây Bắc
Đến với bản Cát Cát, du khách sẽ được tham quan khu giới thiệu và bán sản phẩm thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc Mông. Khu trưng bày không nổi bật, hoành tráng như các nơi khác mà được dựng lên đơn sơ bằng những thanh gỗ, ống tre, giằng lại với nhau mà thành. Không gian tuy không lớn nhưng cũng thể hiện rõ bàn tay khéo léo của những người phụ nữ miền núi qua một số bộ trang phục dân tộc treo dọc lối vào hay những bức thêu thủ công treo ngay ngắn bên vách, trên các xà gồ giữa gian trưng bày.
Du khách cũng sẽ có dịp tìm hiểu về các món ăn độc đáo của dân tộc Mông. Người Mông ở Cát Cát có rất nhiều món ăn với cách chế biến phong phú độc đáo như rượu ngô Mông, thắng cố, thịt hun khói "khăng gai", tiết canh gà, nhái nấu măng, bánh ngô, món đậu xị...



Và điều đặc biệt hấp dẫn khi đến Cát Cát là du khách có cơ hội được tìm hiểu nhiều phong tục - tập quán, tham gia vào các lễ hội truyền thống mà người Mông nơi đây còn lưu giữ cho đến nay như tục kéo vợ, các nghi lễ cúng thổ ty - thổ địa, lễ hội Gầu Tào...
Các nghi lễ cúng thổ ty - thổ địa là những sinh hoạt văn hoá cộng đồng, được tổ chức vào các thời điểm đầu xuân hoặc tháng cuối hè và mùa thu, chỉ có quy mô nhỏ và diễn ra trong phạm vi của làng. Các nghi lễ cúng này thể hiện sự tôn kính và biết ơn những vị thần là những người có công lập làng.

Một phong tục cũng rất độc đáo của người Mông là tục kéo vợ. Khi người con trai quen biết và đem lòng yêu một cô gái, anh ta sẽ tổ chức làm cỗ mời bạn bè và nhờ các bạn lập kế hoạch "kéo" cô gái về nhà một cách bất ngờ, giữ cô trong ba ngày. Sau đó, nếu cô gái đồng ý làm vợ chàng trai thì sẽ tiến hành lễ cưới chính thức. Nếu cô từ chối thì họ cùng nhau uống bát rượu kết bạn và mọi việc trở lại bình thường như chưa có điều gì xảy ra.



Nếu đến bản Cát Cát vào những ngày đầu năm, du khách sẽ được tham gia lễ hội Gầu Tào của người dân bản. Đây là lễ hội lớn nhất trong năm, là hình ảnh thu nhỏ của đời sống tâm linh, đời sống văn hoá tinh thần - vật chất của đồng bào dân tộc Mông. Lễ hội mở ra nhằm mục đích cầu phúc hoặc cầu mệnh cho những người dân bản.

Với những nét độc đáo riêng có của một bản vùng cao Tây Bắc, bản Cát Cát đang là một điểm du lịch lý tưởng khi muốn tìm hiểu về đời sống và văn hóa người dân tộc, một địa chỉ thích hợp cho những ai muốn nghỉ ngơi, hòa mình cùng thiên nhiên hoang dã khi đã mệt mỏi với đời sống đô thị.




Từ khóa tìm kiếm trên google:
  • bản cát cát
  • Du lịch bản cát cát
  • Bản cát cát sapa
  • du lịch sapa
  • du lịch miền tây bắc

Du lịch Cầu Mây SaPa



Bạn đã thử một lần đi qua chiếc Cầu Mây - SaPa chưa? Đi qua chiếc cầu này đòi hỏi du khách phải có lòng dũng cảm vì mỗi ván cách nhau cỡ 20cm. Ấy vậy nơi đây thu hút rất nhiều khách du lịch, những đôi uyên ương vẫn đua nhau tới chụp ảnh làm kỷ niệm, Cầu Mây đã trở thành điểm đến lý tưởng không chỉ của du khách trong và ngoài nước, mà còn là nơi hẹn hò của nhiều bạn trẻ bên dòng suối Mường Hoa thì thầm chảy.

Cầu Mây là một cây cầu bắt treo qua dòng sông Mường Hoa chảy trong một thung lũng ở cách thị trấn Sa Pa khoảng 17 km về phía đông nam. Từ đường cái, du khách có thể men theo con đường mòn nhỏ dài khoảng 3 km dẫn xuống Cầu Mây.



Cầu Mây

Du khách có thể bắt xe đi thăm Cầu Mây – Giàng Tà Chải. Cây cầu nổi tiếng bằng dây mây này bắc qua con suối Mường Hoa ầm ào cuồn cuộn, giờ đã có một cây cầu bằng gỗ, vững chãi và an toàn hơn. Nếu như may mắn đến vào lúc sương mù cuộn từ dòng Mường Hoa lên phủ kín Cầu Mây, khách thấy mình như đang bồng bềnh trong mây.



Khi đến SaPa quý khách không thể bỏ qua điển tham quan hấp dẫn này. Qua cây cầu này dẫn quý khách tới một thác nước rất đẹp - đồng bào trong vùng thường gọi nôm na theo tên bản là Thác Giàng Tà Chải. Xưa kia cây Cầu Mây này là sợi dây duy nhất để đi tới trung tâm của SaPa đối với đồng bòa nơi đây trong mùa mưa lũ. Còn ngày nay đã trở thành một địa chỉ không những cho du khách mà còn là nơi nam nữ thanh niên truyện trò tâm tình bên dòng suối Hoa ào ào tuôn chảy.

Chính tên "Cầu Mây" diễm lệ này đã được đặt cho một con phố chính của SaPa - Phố Cầu Mây.

Phố Cầu Mây
Ở trung tâm thị trấn có một con phố tên là Cầu Mây - nơi mà khách du lịch có thể tìm cho mình được những gì họ muốn, tìm hiểu về văn hóa đồng bào dân tộc Hmong, Dao, Giáy...hay mua những sản phẩm đặc trưng do chính bàn tay người địa phương làm ra, tắm lá thuốc người Dao Đỏ.


Một góc nhỏ ở phố Cầu Mây

Cầu Mây là một khu phố cổ ở Sapa dãy phố ngắn xinh xăn, nhưng lúc nào cũng luôn nhộn nhịp và đông đúc khách du lịch, nhất là đối với những du khách nước ngoài. Đến phố Cầu Mây không chỉ có những người Hmong bán hàng tụ tập trên phố, mà còn có nhiều quán ăn mang phong cách từ nhiều quốc gia như nhà hàng Pháp, quán ăn Ý, quán ăn Ấn Độ các quán bar và các cửa hàng bán đồ lưu niệm... đều tập trung ở phố này.


Thưởng thức những món ẩm thực nướng đặc trưng của Sapa


Nhà hàng ở phố Cầu Mây bạn có thể tìm cho mình những món ăn ưa thích từ nhiều quốc gia Ấn Độ, Ý và cả những món ăn địa phương
Ở phố Cầu Mây khái niệm dân tộc và hiện đại được chung sống với nhau một cách hòa hợp, nương tựa nhau và hỗ trợ lẫn nhau góp phần tạo nên một bức tranh Sapa phong phú.




Từ khóa tìm kiếm trên google:
  • phố cầu mây
  • cầu mây
  • cầu mây sapa
  • du lịch sapa
  • du lịch cầu mây



Du lịch Thác Bạc Lào Cai




Đến Thác Bạc du khách có thể đi từ thị trấn Phố Ràng ( Bảo Yên), vược qua căn cứ cách mạng Nghĩa Đô rồi men theo con đường rải cấp phối quanh co bên những sườn đồi, đến xã Tân Tiến. Ở đây du khách sẽ được nhìn toàn cảnh Thác Bạc với dòng nước trắng xóa đổ xuống suối.



Cảnh sắc ở đây thật tuyệt, những đám sương đêm quyện vào nhau đặc quánh bồng bềnh vắt ngang qua những thung lũng. Sương ào vào kính xe, khiến chiếc cần gạt nước cứ phải làm việc liên tục. Từ trên cao, chiếc xe từ từ trườn xuống dốc, ánh nắng mặt trời xiên vào cửa xe, phía trước chúng tôi hiện ra một cánh đồng lúa đang vào kỳ phơi hạt, trải dài một màu vàng suộm.

Thác Bạc bắt nguồn từ "cao nguyên trắng" Bắc Hà, chảy qua nhiều thung lũng rồi đổ vào địa phận xã Tân Tiến. Mùa mưa cũng như mùa khô, nguồn nước lúc nào cũng đầy ắp. Những dòng thác tầng tầng, lớp lớp nối đuôi nhau tung bọt trắng xóa.


Vào những ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, nhất là vào dịp hè, rất nhiều du khách đến du ngoạn Tân Tiến, thăm thác Bạc, say sưa ngắm cảnh và câu cá suối bên dòng thác Bạc. Chỉ tiếc rằng con đường vào Tân Tiến và đến với Thác Bạc còn gập ghềnh. Nếu được quan tâm đầu tư xây dựng tuyến giao thông êm thuận, chắc chắn thác Bạc ở Tân Tiến sẽ thu hút đông khách du lịch đến tham quan.



Từ khóa tìm kiếm trên google:
  • thác bạc
  • du lịch thác bạc
  • thác bạc lào cai
  • du lịch lào cai







Thác Tình Yêu dòng thác lãng mạn




Thác Tình Yêu - Sa Pa một điểm du lịch lý tưởng với dòng thác đầy lãng mạn, tới đây du khách còn được ngắm nhìn những phố núi sương mờ những ruộng bậc thang trùng điệp, cả những lạo hoa lại trên miền ôn đới của vùng đất SaPa này.

Nằm ở xã San Sả Hồ, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, cách thị trấn Sa Pa khoảng 4km theo hướng Tây Nam, là một trong những điểm đến không thể bỏ qua trong hành trình du lịch SaPa.



Trước khi đến đây, du khách được khám phá vẻ đẹp của khu rừng nguyên sinh, bao quanh bởi những tán trúc già rêu phong, trầm mặc. Rừng trúc xanh mướt, bạt ngàn và thấp thoáng là những gam màu đỏ, vàng, trắng của hoa đỗ quyên. Cảnh đẹp như bức tranh sơn thủy, thoảng bên tai là âm thanh xào xạc, thì thầm của rừng già khiến du khách có thể thả hồn mình theo thiên nhiên.

Thác Tình Yêu được ví như chiếc nón trắng lấp lánh giữa đại ngàn.



Cảnh đẹp dưới chân thác Tình Yêu



Thác Tình Yêu là điểm dừng chân lý thú trong hành trình chinh phục dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ.

Con đường đất đỏ quanh co, uốn lượn đưa du khách đến với Thác Tình Yêu. Nhìn từ xa, dòng thác như hình chiếc nón lấp lánh dưới ánh mặt trời. Với độ cao gần 100m, bắt nguồn từ đỉnh Fansipan, thác Tình Yêu đem theo hơi lạnh của núi rừng, chảy suốt ngày đêm, đổ xối xả xuống dòng suối Vàng, như bản trường ca của đại ngàn. Con suối Vàng dưới chân thác óng ánh nghiêng mình uốn lượn, hai bên bờ là thảm cỏ xanh mượt, trải dài những bụi trúc gai... tạo nên bức tranh thơ mộng.



Dòng suối Vàng.

Thác Tình Yêu còn là nơi du khách được người dân bản địa kể về giai thoại tình yêu lãng mạn của người và tiên. Chuyện kể rằng, xưa kia, các nàng tiên nhà Trời thường lui xuống thác để tắm mát. Một ngày nọ, nàng Tiên thứ bảy phát hiện bên dòng suối có một chàng tiều phu có tên là Ô Quy Hồ, con trai cả của Thần Núi đang ngự trị trên dãy núi Ai Lao đang vừa nấu cơm vừa thổi sáo. Tiếng sáo khi róc rách như tiếng suối ca, khi líu lo như tiếng chim rừng... Một lần, do mải nghe tiếng sáo, nàng quên cả đường về. Vậy là giữa ánh lửa bập bùng, người con trai của Thần Núi đã thổi sáo cho nàng nghe. Ngày nào cũng thế, cho đến một hôm nàng bị cha mẹ phát hiện và không cho theo các chị xuống thác tắm nữa. Nàng nhớ người con trai của Thần Núi nên chiều nào cũng ra cổng trời nhìn xuống dòng thác và ngóng chờ tiếng sáo quen thuộc. Nàng ngóng chờ trong vô vọng, buồn phiền biến thành một loài chim màu vàng bay quanh đỉnh núi Ô Qui Hồ.




Từ khóa tìm kiếm trên google:
  • thác tình yêu
  • Thác tình yêu lãng mạn
  • giai thoại tình yêu lãng mạn
  • thác tình yêu - sapa

Thứ Ba, 30 tháng 7, 2013

Tên địa điểm: Núi Hàm Rồng - Lào Cai

Núi Hàm Rồng đang trở thành một khu du lịch sinh thái hấp dẫn nhất vùng du lịch Sa Pa. Với nhiều cảnh đẹp nên thơ Hàm Rồng - Lào Cai thu hút được rất nhiều du khách đến thăm quan.


Nằm sau nhà thờ đá Sa Pa, núi Hàm Rồng có độc cao 1.800 mét so với mực nước biển. Đi bộ hơn một cây số du khách sẽ ngắm được cảnh đẹp nhất Sa Pa. Tới Hàm Rồng du khách sẽ được khám phá nhiều loài hoa và những cảnh đẹp của miên đất Sa Pa. Vườn hoa phong lan với nhiều loại lan quý hiếm của núi rừng Hoàng Liên và phía Bắc Việt Nam được di thực về nơi đây.

Tên địa điểm: Thác tình yêu - Lào Cai



Thác Tình yêu nằm ở xã San Sả Hồ, cách thị trấn Sa Pa khoảng 4 km về hướng Tây Nam và cách đèo Ô Quí Hồ ước chừng 3km theo đường chim bay. Nơi đây có trái núi xẻ đôi, đồng thời cũng là điểm bắt đầu của hành trình tour du lịch leo núi chinh phục đỉnh Phan - Xi - Păng.

Tên địa điểm: Thác Bạc - Lào Cai


Nằm cách thị trấn Sapa chừng 15km về phía Lai Châu, Điện Biên, mất chừng 30 phút bằng xe máy hay xe bus, du khách sẽ tới thăm thác một trong số ít thác nư­ớc đẹp nhất Việt Nam. Phong cảnh trên đ­ường đi, những rừng thông, những giàn su su trải rộng trên những s­ờn đồi, phía dư­ới con đư­ờng đi là những cánh đồng hoa hồng quanh năm t­ươi tốt sẽ khiến du khách quên đi đoạn đ­ường dài.

Tên địa điểm: Cầu Mây, Bản Hồ, Ta Van, Thanh Phu,bãiđá cổ







Cầu Mây cách thị trấn Sa Pa khoảng 17 km về phía Đông Nam, từ đường lớn, du khách đi theo con đường mới mở tuy hơi dốc và cua nhiều, nhưng đường đến Tả Van giờ đã được mở rộng rất thuận tiện.
Tên địa điểm: Bản Cát Cát



Từ trung tâm thị trấn Sa Pa đi khoảng ba cây số, từ phố nhỏ Phan Xi Păng qua con dốc sâu hút, ngoằn ngoèo là đến bản Cát Cát, thuộc xã San Sả Hồ, huyện Sa Pa, Lào Cai. Bản nằm dưới chân dãy núi Hoàng Liên Sơn, trong thung lũng với ba bề là núi, nơi người dân tộc Mông sinh sống.

Tên địa điểm: Tả Phìn. Sín Chải, Ma Tra

Thị trấn Sìn Hồ cách trung tâm tỉnh Lai Châu trên 60 km về phía tây, có những cánh rừng nguyên sinh rậm rạp và một thung lũng với cánh đồng lúa vàng rực, những khu vườn trồng lê, đào, mận già nua, mốc thếch quanh năm vẫn đơm hoa kết trái

Tên địa điểm: Vườn quốc gia Hoàng Liên



Vườn quốc gia núi Hoàng Liên là tên gọi mới của vườn quốc gia Hoàng Liên (Sa Pa) sau khi được Hiệp hội các nước Đông Nam Á công nhận đây là vườn di sản ASEAN, do giá trị đặc biệt của vườn đối với các nước trong khu vực.

Tên địa điểm: Xuất nhập cảnh sang Hà khẩu



Tên địa điểm: Đền thượng



Đền Thượng thờ vị anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo, được xây dựng bề thế trên ngọn đồi thuộc khu vực phường Lào Cai (TP Lào Cai), cách Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai gần 500m về phía Đông Bắc.

Dưới đây là bảng giá vé tham quan các điểm du lịch trên cả nước do Công ty Thương Mại và Du Lịch Cầu Vồng tổng hợp nhằm tạo sự thuận tiện trong việc tra cứu cho khách hàng, đối tác , đồng nghiệp và các đại lý của Rainbow Travel: